Home Forex 101 Các loại biểu đồ trong Forex

Các loại biểu đồ trong Forex

0
Các loại biểu đồ trong Forex

Các biểu đồ thể hiện những thay đổi về giá của các công cụ tài chính. Trên thực tế, đây là cách thông dụng nhất để mô phỏng và phân tích các biến động của tỷ giá hối đo|i. Tất cả những yếu tố của phân tích kỹ thuật m{ chúng ta xem xét phía dưới sẽ đều dựa trên những biểu đồ này.

Có ba loại biểu đồ tùy thuộc vào cách mà giá cả được phản ánh: biểu đồ đường thẳng, biểu đồ thanh và biểu đồ nến Nhật Bản. Bản thân các biểu đồ này hoàn toàn không phải là lý do để mở một trạng thái trên thị trường; chúng cần được phân tích và sử dụng kết hợp cùng với các tín hiệu xác nhận của các chỉ báo kỹ thuật.

Biểu đồ đường thẳng

Biểu đồ đường thẳng

Biểu đồ đường thẳng là loại biểu đồ đầu tiên . Đây là loại biểu đồ được tạo ra bằng cách nối các giá trị đóng cửa của phiên giao dịch trong một khoảng thời gian xác định bằng một đường thẳng. Khoảng thời gian có thể là 1 phút, 15 phút, 1 giờ, 4 giờ, hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng và cứ như vậy. Biểu đồ đường thẳng cũng có thể được tạo ra bằng cách sử dụng các giá trị giá mở cửa.

Biểu đồ dạng thanh

Biểu đồ dạng thanh

Biểu đồ dạng thanh được thể hiện bằng c|c thanh đứng biểu diễn sự thay đổi của mức giá trong một khoảng thời gian xác định. Ví dụ, nếu khoảng thời gian là 1 giờ thì một thanh đứng sẽ thể hiện sự thay đổi của mức giá trong 1 giờ đó. Nếu khoảng thời gian là 4 giờ thì một thanh đứng sẽ thể hiện sự thay đổi của mức giá trong 4 giờ. Sự chênh lệch giữa mức giá

đóng cửa của một thanh đứng và mức giá mở cửa của thanh đứng liền sau được gọi là khoảng chênh. Khoảng chênh thường được sử dụng nhiều trên thị trường chứng khoán, vì thị trường này không hoạt động 24 giờ một ngày. Ngoài ra một số hợp đồng cũng được thỏa thuận sau khi phiên giao dịch kết thúc, điều này làm cho thị trường có một mức chênh khi mở cửa vào ngày tiếp theo (Hình 2A).

Thanh thể hiện giá lên được tạo thành khi mức giá có xu hướng tăng, do đó giá mở cửa thấp hơn giá đóng cửa. Nếu giá mở cửa cao hơn giá đóng cửa thì ta có thanh thể hiện giá xuống.

Biểu đồ nến Nhật Bản

Biểu đồ nến Nhật Bản

Biểu đồ nến Nhật Bản phương pháp xuất hiện sớm nhất và phổ biến nhất khi biểu diễn sự biến động của các thị trường. Nó được phát triển bởi một thương gia buôn bán lúa gạo người Nhật tên là Homma Munehisa vào thế kỷ XVI. Ông nhận ra có thể dự báo giá cả trong tương lai thông qua phân tích diễn biến của nó trong quá khứ. Homma thấy rằng các mô hình nến thường có xu hướng lặp lại nên ông bắt đầu phân tích chúng và trở thành một nhà buôn rất thành công. Đến tận ngày nay, nến Nhật Bản vẫn là phương pháp phân tích thị trường phổ biến nhất. Biểu đồ nến rất giống với biểu đồ dạng thanh vì chúng chỉ ra chiều của các xu hướng trên thị trường.

Thông thường, thân chính của một nến thể hiện giá lên sẽ có màu trắng còn thân chính của một nến thể hiện giá xuống sẽ có màu đen (Hình 2C). Bóng trên, đối với nến giá lên là khoảng cách giữa giá đóng cửa và giá cao nhất trong giai đoạn mà nó thể hiện, đối với nến giá xuống là khoảng cách giữa giá mở cửa với giá cao trong giai đoạn mà nó thể hiện.

Bóng dưới, đối với nên giá lên là khoảng cách giữa giá mở cửa và giá thấp trong giai đoạn mà nó thể hiện, đối với nến giá xuống là khoảng cách giữa giá đóng cửa và giá thấp trong giai đoạn mà nó thể hiện. Cần lưu ý là các nến cũng có thể tạo thành các khoảng chênh giá.